Sơn Epoxy là gì? Có mấy loại sơn Epoxy trên thị trường?


Hiện nay dòng sơn sàn Epoxy đang rất ưa chuộng trên thị trường vật liệu xây dựng. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp như sơn sàn, tường, tầng hầm, sắt thép….Bởi do đặc tính bám dính tuyệt vời, cùng khả năng chống lại các tác động từ môi trường rất tốt của nó. Sử dụng sơn Epoxy có thể giúp bảo vệ tốt và gia cố bề mặt bê tông tăng tuổi thọ công trình với nhiều ưu điểm như: bề mặt bóng đẹp, chống trơn trượt, chống thấm, chống mài mòn,màu sắc đa dạng, … Chính vì vậy mà sơn Epoxy được xem như là một loại vật liệu xây dựng không thể thiếu trong ngành xây dựng.

Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về Sơn Epoxy là gì hay chưa. Và trên thị trường hiện nay có mấy loại sơn Epoxy? Ưu điểm và nhược điểm của sơn Epoxy là gì? Rexam mong những chia sẻ dưới đây của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sơn Epoxy này.

Sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy hay còn thường được gọi là “sơn sàn Epoxy” đây là dòng sơn quen thuộc, phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Đây là một dòng sơn công nghiệp, được tạo nên từ 2 thành phần chính, đó là nhựa Epoxy và chất đóng rắn polyamide. Ngoài ra, sơn Epoxy còn chứa một số dung môi và phụ gia khác.

Sơn Epoxy có gốc nhựa composite, một gốc nhựa không chứa este có khả năng bám dính tuyệt vời cũng như kháng nước rất tốt. Ngoài ra, Sơn Epoxy được cấu tạo phân tử ở trung tâm gồm 2 vòng benzen vững chắc nên có tính dai, kháng nhiệt. Và nó thường được sử dụng phổ biến cho các bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, tầng hầm.

Sơn Epoxy có một số tính năng nổi bật như có thể chống tĩnh điện, chống rỉ sét hay chịu đựng sự ăn mòn từ axit, hóa chất…. Vì thế, dòng sơn này được sử dụng nhiều lĩnh vực công nghiệp chất phủ bề mặt (coatings), ở nhiều công trình có chức năng khác nhau.

Thực chất thì Epoxy dạng nguyên thể, không có những tính chất tuyệt vời như vậy. Nó cần phải kết hợp với các chất khác như chất đóng rắn thì mới có thể đạt được các tính chất theo yêu cầu.

Trên thị trường, sơn Epoxy được cung cấp bởi một số thương hiệu nổi tiếng như cấp sơn Epoxy như: KCC, Jotun, Nippon, Carboline, ChokWang… với các dung tích 1, 3, 4, 16, 18 lít… Người sử dụng có thể dễ dàng tìm được dòng sơn phù hợp với nhu cầu của mình.

Sơn Epoxy gồm những thành phần nào?

Các phân tử trong sơn Epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau. Nên để gắn kết các phân tử lại với nhau người ta phải trộn 2 phần A, B lại với nhau.

Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…

Thành phần B: chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.

Sau khi trộn lại các thành phần lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (nhà sản xuất đưa ra). Thì sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,….

Thành phần chính của sơn Epoxy

Trong đó:

– Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính giữa các loại bột và màu trong sơn, và tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại sơn mà người ta xác định chất kết dính.

– Bột độn được pha vào để gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn, kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Các loại bột độn (chất độn sơn) thường được dùng như: Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…

– Bột màu: nguyên liệu màu được sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu sẽ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn. Và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp

– Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng. Tùy thuộc theo từng dòng sơn cụ thể.

– Dung môi: Là dung dịch hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Các đặc tính của nhựa có trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

Các loại sơn Epoxy trên thị trường hiện nay

Các loại Sơn Epoxy thường được phân loại dựa theo chức năng và thành phần cấu tạo. Tùy theo công năng của sản phẩm dùng để làm gì mà bạn có thể lựa chọn loại sơn Epoxy phù hợp.

Nhưng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin của các loại sơn nền nhà xưởng để sử dụng cho phù hợp. Dưới đây là 6 loại sơn Epoxy phổ biến trên thị trường hiện nay được sử dụng nhiều cho các công trình nhà xưởng dành cho các bạn tham khảo.

1. Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu hay còn gọi là sơn Epoxy dung môi dầu. Đây là loại sơn Epoxy 2 thành phần là sản phẩm sơ khai của dòng sơn Epoxy, nó được ra mắt đầu tiên trên thị trường sơn Epoxy tại Việt Nam.

Sơn Epoxy phủ gốc dầu được sử dụng nhiều cho nhà xưởng, nhà máy, các xưởng sản xuất….

Ưu điểm :

  • Có khả năng tạo màng sơn dai, chắc, độ bám dính cao.
  • Có khả năng kháng dung môi, dầu mỡ, axit, kiềm, muối và hơi ẩm rất tốt.
  • Chịu mài mòn, chống bám bụi bẩn tốt
  • Tính thẩm mỹ cao vì độ sáng bóng, màu sắc hài hòa.
  • Tạo mặt sàn liền mạch, dễ dàng vệ sinh làm sạch.

Nhược điểm :

  • Có chứa các thành phần độc hại: vì là dòng sơn gốc dầu sử dụng chất pha loãng là dung môi nên có những thành phần bay hơi độc hai của sơn ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình thực hiện. Đây là nhược điểm chính của sơn epoxy gốc dầu. Do đó các nhà sản xuất khuyến nghị nên sử dụng sàn sau 7 ngày để mùi sơn được bay hết và lớp sơn khô cứng hoàn toàn.
  • Độ phẳng chỉ nằm ở mức tương đối: với tổng độ dày màng sơn chỉ từ 150 – 300µm, sơn epoxy gốc dầu sẽ phụ thuộc độ phẳng theo bề mặt sàn bê tông và những sàn bê tông có độ gợn sóng cao tiềm ẩn các rủi ro về vấn đề bong tróc, xước sơn. Chính vì vậy sẽ phải thêm các biện pháp để có được sự đảm bảo về thẩm mỹ và chất lượng ở mức nào đó 70 – 85%.
  • Độ ẩm sơn epoxy gốc dầu chỉ chịu đựng ở mức từ 5 – 8%. Với những khu vực có độ ẩm cao > 10% và không thực hiện các biện pháp chống ẩm khi đổ bê tông hay trước khi sơn rất khó để có được sàn như mong muốn và bắt buộc phải chuyển qua các dòng sơn khác.

Hiện nay, sơn phủ Epoxy gốc dầu được sử dụng nhiều cho các không gian nền nhà xưởng nhỏ, các hộ dân cư, gara ô tô, hầm để xe…

Sơn epoxy gốc dầu cho bãi giữ xe TVM
Sơn epoxy gốc dầu cho bãi giữ xe TVM

2. Sơn Epoxy gốc nước.

Sơn Epoxy gốc nước là thế hệ tiếp nối của dòng sơn Epoxy gốc dầu. Nó đã được cải tiến nhiều tính năng vượt trội hơn nhằm khắc phục các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.

Ưu điểm:

  • Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.
  • Khả năng chịu lực tốt.
  • Sử dụng dung môi là nước, không độc hại, không gây mùi.
  • Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với môi trường có độ ẩm cao.
  • Có khả năng chống axit ăn mòn nồng cấp độ nhẹ và khả năng chống cháy, chống vi khuẩn tốt hơn hệ dầu
  • Ngoài ra, sử dụng loại sơn này cũng ít xảy ra sự cố hơn so với sơn gốc dầu nên giúp đơn vị thi công hạn chế các rủi ro khi sơn.

 Nhược điểm:

  • Độ bóng của sơn epoxy gốc nước không được bóng như sơn epoxy gốc dầu.
  • Sơn epoxy gốc nước có giá thành cao hơn sơn epoxy gốc dầu.

Loại sơn này được sử dụng cho những môi trường có yêu cầu cao về độ sạch như nơi sản xuất thực phẩm, đồ uống, bệnh viện…

Sơn epoxy gốc nước cho phòng sạch TVM
Sơn epoxy gốc nước cho phòng sạch TVM

3. Sơn Epoxy không dung môi (sơn tự san phẳng)

Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi với tên khác là sơn Epoxy tự phẳng hay tự san phẳng. Loại sơn này được tạo ra với nguyên lý tự cân bằng dòng. Và hoàn toàn không cần sự hỗ trợ của dung môi bay hơi.

Ưu điểm :

  • Độ bền cao
  • Đem lại bề mặt sơn có tính thẩm mỹ cao, sáng bóng bằng phẳng
  • Khả năng chịu được tải trọng lớn từ 0 lên đến 10 tấn
  • Thành phần sơn thân thiện với môi trường, không tạo mùi khó chịu,kháng khuẩn.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường xung quanh, bao gồm cả hóa chất và nhiệt độ cao.
  • Khả năng chịu mài mòn và độ va đập cao.
  • Chống trơn trượt hữu hiệu ngay cả trong điều kiện nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ dễ dàng, nhanh chóng
  • Chống thấm nước, thấm dầu cao.
  • Tự dàn trải đều lớp sơn, hỗ trợ che lấp toàn bộ khuyết điểm trên mặt nền. Đem lại cho người dùng một bề mặt sàn liền mạch.

Nhược điểm :

  • Cần phải trộn sơn sao cho thật đều tay để tránh trường hợp sơn đóng rắn, vón cục mất thẩm mỹ.
  • Giá thành để thi công loại sơn này khá cao do yêu cầu nhân viên thi công có trình độ kỹ thuật cao vì phải làm trong điều kiện diện tích rộng, phức tạp.
  • Đòi hỏi người thợ thi công phải có kinh nghiệm dày dặn.

Sơn epoxy tự san phẳng thích hợp sử dụng cho những khu vực tầng hầm, bãi đỗ xe của các tòa nhà, khu chung cư, bãi đậu xe,sàn nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm,sàn văn phòng, nhà hàng và cả nhà ở,

Sơn epoxy tự san phẳng cho nhà máy - TVM
Sơn epoxy tự san phẳng cho nhà máy – TVM

4. Sơn Epoxy chống thấm

Đây là một chất tạo màng liên tục, gồm 2 loại sơn là sơn lót Epoxy chống thấm và sơn phủ Epoxy chống thấm. Loại sơn này thường được biết đến là có độ bền cao, độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ vượt trội.

Ưu điểm :

  • Có độ cứng cao, độ bền tốt, chịu va đập, và áp lực tốt.
  • Chống thấm nước tuyệt đối, không đóng rêu mốc.
  • Không gây trơn trượt.
  • Bám dính tốt trên mọi chất liệu sàn như: bê tông, gạch, kính, gỗ thép.
  • Bịt kín các lỗ nhỏ nhất.
  • Khó bị bay màu khi gặp ánh sáng mạnh.
  • Tăng tuổi thọ cho các công trình, tiết kiệm chi phí cho việc tu sửa.

Sơn Epoxy chống thấm được sử dụng cho, hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt, sơn mái của các tòa nhà, và các xưởng sản xuất nhờ có khả năng chống nước cao. Đồng thời, loại sơn này còn có tính đàn hồi cùng với sự giãn nở theo nhiệt độ. Nên nó không bị biến màu dưới tác động của ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao.

Sơn epoxy chống thấm cho sân thượng -TVM
Sơn epoxy chống thấm cho sân thượng -TVM

5. Sơn Epoxy chống tĩnh điện

Ưu điểm :

  • Chống tia lửa điện, hạn chế cháy nổ.
  • Chất lượng mặt sàn tốt, bền bỉ theo thời gian.
  • Kiểm soát các vấn đề liên quan đến tĩnh điện hiệu quả.
  • Tính thẩm mỹ cao, mặt sơn láng mịn, vệ sinh, làu chùi dễ dàng.
  • Tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh liên quan đến điện năng.
  •  Đạt chuẩn các tiêu chí về chất lượng và tính an toàn ESD, JIS,…
  • Chống sự oxy hóa, mài mòn từ các hóa chất, tác nhân xấu của môi trường, con người.
  • Chất lượng bề mặt luôn ổn định, giữ vững tính cơ học, không chịu tác động của độ ẩm, nhiệt độ.
  • Độ dày lớn tăng cường liên kết bền bỉ cho mặt sàn của công trình thi công, tuổi thọ cao, độ dày dao động từ 0,5 – 3mm.

Nhược điểm :

  • Yêu cầu kĩ thuật thi công cao
  • Người thi công phải có kinh nghiệm,tay nghề cao,am hiểu về điện.
  • Rất ít hãng sơn có sản phẩm này

Đây là loại sơn có khả năng chống tĩnh điện cao, tạo độ an toàn và phòng chống gây cháy nổ do chập điện, Nên loại sơn này thường được sử dụng phổ biến cho các không gian nhà xưởng chuyên sản xuất các thiết bị, và linh kiện điện tử, máy móc, với dây điện và mạng lưới điện chằng chịt.

Sơn tĩnh điện cho nhà máy -TVM
Sơn tĩnh điện cho nhà máy -TVM

6. Sơn Epoxy kháng hóa chất

Sơn epoxy kháng hóa chất là loại sơn epoxy được sản xuất để ứng dụng vào những công trình thường xuyên chịu tác động của a xít và các hóa chất ăn mòn khác nhằm bảo vệ bề mặt vật liệu được sơn phủ.Loại sơn Epoxy này đóng vai trò như là một lớp Epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả.

Ưu điểm :

  • Khả năng chống bị ăn mòn của sơn epoxy kháng hóa chất tốt
  • Bảo vệ nền, kháng nhiều loại hóa chất và ngăn ngừa các loại rong rêu
  • Phù hợp sử dụng trong bể chứa nước sạch
  • Khả năng kháng hóa chất cho các ngành may mặc
  • Bề mặt dễ vệ sinh, tẩy rửa bằng các dung dịch làm sạch sàn
  • Sơn epoxy kháng hóa chất nhanh khô, hạn chế dàn chảy, nên dễ dàng thi công sơn

Với khả năng chống hóa chất tốt, tính vệ sinh cao, dễ lau chùi nên nó thường được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như :Bồn chứa hóa chất, khu hóa chất, bể xử lý nước thải hay những cơ sở sản xuất hóa chất các loại,… Là các nơi nên sử dụng sơn chống hóa chất.

Sơn epoxy kháng hóa chất cho bồn chứa hóa chất - TVM
Sơn epoxy kháng hóa chất cho bồn chứa hóa chất – TVM

Ưu, nhược điểm của Sơn Epoxy

Ưu điểm của sơn Epoxy

Nhắc tới sơn Epoxy, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật của dòng sơn này. Cụ thể, một số ưu điểm của sơn sàn Epoxy có thể kể tới như:

– Sơn Epoxy đem lại cho chúng ta một bề mặt sàn nhà xưởng với tính thẩm mỹ cao.

– Khả năng kháng axit, hóa chất.

– Giúp bảo vệ sàn bê tông, chống bụi trong quá trình sản xuất.

– Có khả năng chịu tải trọng cao, tính ma sát tốt cho phép xe nâng di chuyển thường xuyên.

– Tạo nền bề mặt sàn hoàn hảo, liền mạch, không thấm dầu, không thấm nước và dễ dàng lau chùi.

– Khả năng chống trơn trượt hiệu quả.

– Khả năng chịu mài mòn khá tốt và bền. Sử dụng lâu dài mà không bị bong tróc, hỏng hóc. Bên cạnh đó nó còn chịu được những tác động của dung môi, hóa chất hay nước biển, nước mặn

Nhược điểm của sơn Epoxy

– Chi phí thi công sơn Epoxy khá tốn kém, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài.

– Yêu cầu sàn bê tông đạt chuẩn trước khi thi công.

– Thi công phải tuân theo đúng quy trình.

– Yêu cầu máy móc, các trang thiết bị hiện đại.

– Đòi hỏi đội ngũ thi công chuyên nghiệp có kinh nghiệm cao, dày dặn kinh nghiệm để xử lý được các vấn đề kỹ thuật như thi công kém, bề mặt chưa được làm sạch, hoặc điều kiện thông gió không hợp lý,…

Sơn Epoxy thường được sử dụng trên các loại vật liệu nào?

Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh và tính chất bay hơi thấp. Sử dụng sơn Epoxy sẽ tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, và có độ cứng tuyệt hảo. Nhờ các chất phụ gia thêm vào nên lớp phủ Epoxy có độ bóng cao, và dễ dàng làm sạch bằng nước và các dụng cụ vệ sinh thông thường.

Với các chức năng và dòng sản phẩm đa dạng như vậy, sơn Epoxy thường được sử dụng ở đâu?

1. Sử dụng Sơn Epoxy cho sàn bê tông

Với khả năng bám dính tốt, sơn sàn Epoxy thường được sử dụng trên các sàn bê tông, ở hầm gửi xe, ga ra ô tô, trung tâm thương mại… Lớp sơn sẽ giúp sàn bê tông mịn hơn, chống nấm mốc và tránh được tình trạng trơn trượt.

2. Sử dụng Sơn Epoxy cho sắt thép

Dòng sơn này còn có thể được sử dụng với sắt thép, các sản phẩm làm từ sắt thép trong các nhà xưởng hoặc các khu vực có điều kiện đặc biệt. Dòng sơn này sẽ giúp kim loại bền hơn, chống ăn mòn, rỉ sét trong các điều kiện khắc nghiệt đặc thù.

3. Sử dụng Sơn Epoxy chống thấm

Đây là dòng sơn thường được sử dụng để sơn tường hoặc dùng cho những công trình ngoài trời, khu vực có độ ẩm cao. Sơn chống thấm sẽ giúp tường luôn đẹp, ấn tượng và bền bỉ với thời gian.

Qua các thông tin ở trên Rexam hy vọng bạn đã hiểu rõ được về sơn Epoxy, hiểu được sơn Epoxy là gì, thành phần bên trong nó, những ưu điểm nhược của nó mang lại và ứng dụng của các loại sơn trên thị trường.

Hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn dễ dàng cho sàn nhà xưởng, nhà kho, bệnh viện, sảnh tòa nhà, văn phòng công ty, showroom, tầng hầm… sắp tới của mình nhé.

>>>>>> Xem thêm ” Quy trình thi công sàn epoxy

Thông tin liên hệ:

website: https://sanepoxy.vn/

https://tvmfloors.com 

zalo/ hotline: 0846.844.844

Địa chỉ: 23 đường số 4B , Phường Bình Hưng Hòa B Quận Bình tân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0846844844